Những sai lầm khi mua bàn học cho con mà Smlife sắp đề cập dưới đây là tương đối phổ biến, thường gặp. Đối với phụ huynh có bé bắt đầu vào lớp 1 nên tìm hiểu nhiều hơn về bàn học. Từ kích thước phù hợp, công năng chống gù lưng, chống cận, độ nghiêng mặt bàn… Chọn sai bàn sẽ gây ảnh hưởng xấu về sau, vì vậy hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết này để đúc kết kinh nghiệm và đưa ra quyết định đúng đắn hơn!
Vì sao nên trang bị bàn học riêng cho con?
Góc học tập riêng biệt, được trang bị bàn học hợp với ý thích của con, kích cỡ bàn ghế phù hợp cho trẻ sẽ thật là lý tưởng cho việc học, kích thích sáng tạo, giúp bé hào hứng hơn, tập trung hơn khi ngồi vào bàn học. Vì vậy nếu điều kiện tài chính gia đình không quá khó khăn, bạn hãy đầu tư cho con một bộ bàn ghế học nhé!
Những sai lầm khi mua bàn học cho con
Không tìm hiểu về công thức tính kích thước bàn ghế phù hợp
Công thức mà bố mẹ nào cũng nên biết để tính chiều cao bàn phù hợp khi chọn bàn học cho con:
- Chiều cao bàn = Chiều cao của bé ( cm) * 0.42
- Chiều cao ghế = Chiều cao của bé ( cm) * 0.25
Ví dụ: Bé nhà bạn cao 1m3 ( = 130cm), vậy
- Chiều cao bàn = 130 * 0.42 = 54.6cm
- Chiều cao ghế = 130 * 0.25 = 32.5cm
Không tìm hiểu những tiêu chuẩn cơ bản mua bàn học
Cần dựa vào hướng dẫn chi tiết của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục – Đào tạo khi chọn bàn học cho con. Thông số bàn ghế được chia ra 3 nhóm để phù hợp với trẻ em mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở. Bàn học không hợp với chiều cao của bé sẽ làm bé khó tập trung hơn khi học. Vì vậy hãy tìm hiểu kĩ những thông số bàn ghế phù hợp cho trẻ.
Cụ thể tiêu chí lựa chọn bàn học cho bé:
- Mua bàn ghế có độ cao theo công thức đã đề cập ở phần trên.
- Bàn ghế rời nhau.
- Ghế bắt buộc phải có thành tựa lưng.
- Lưng ghế ngả về sau một góc 5/100 so với đường thẳng đứng.
- Bề rộng ghế bằng 2/4 – 2/3 chiều dài đùi.
- Bề ngang ghế tối thiểu là 400cm – 500cm.
Cụ thể thông số bàn ghế phù hợp với từng độ tuổi:
- Đối với trẻ em mầm non: bàn cao 50cm và ghế cao 30cm.
- Đối với trẻ em cấp 1: bàn cao 55cm và ghế cao 33cm; hoặc bàn cao 61cm và ghế cao 38cm.
- Đối với học sinh trung học: bàn cao 61cm và ghế cao 38cm; hoặc bàn cao 64cm và ghế cao 44cm.
Không lưu tâm đến sự phát triển của bé
Quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển thể chất của trẻ là điều quan trọng khi chọn mua bàn ghế. Nếu mua bàn ghế học ở giai đoạn dậy thì, bố mẹ nên ưu tiên mua bàn ghế có khả năng thay đổi độ cao để tránh gù lưng. Ví dụ những bạn nhỏ cấp 1 sẽ hợp với chiếc bàn có độ cao 55cm – 61cm và độ cao ghế là 33cm – 38cm.
Không quan tâm đến chất liệu của bàn học
Bàn học phải được làm từ chất liệu tốt để tránh tình trạng cong vênh gỗ ( làm bé bị thương), bong tróc sơn, mùi sơn nồng ảnh hưởng đến sức khỏe bé…Để đầu tư lâu dài, bố mẹ nên để tâm nhiều hơn về chất liệu và chất lượng bàn học.
Mua những loại bàn có mặt bàn song song mặt đất
Mặt bàn song song mặt đất khiến bé phải khom lưng để làm bài, lâu dần gây gù lưng, cận thị do phải cúi đầu nhìn gần. Mặt bàn nghiêng 15 độ là lí tưởng nhất cho việc ngồi học của bé, không gây đau lưng, mỏi cổ, mỏi mắt.
Mua bàn học cho con nhưng không quan tâm đến sở thích của bé
Bàn học đúng ý với sở thích của bé sẽ giúp trẻ hứng thú hơn hơn ngồi vào bàn, từ đó bé sẽ chăm chỉ và thích thú hơn trong việc học. Góc ngồi học vừa ý còn kích thích sáng tạo nơi con. Vì vậy đừng phớt lờ đi sở thích của bé nhà mình bạn nhé!
Không chọn ghế có lưng tựa
Ghế không lưng tựa sẽ gây mệt mỏi rất nhiều khi ngồi lâu, ảnh hưởng đến sự tập trung của bé. Mỏi người thì bé sẽ tìm những tư thế ngồi thoải mái hơn như nằm bò ra bàn, ngồi xiêu vẹo. Hậu quả về sau là gây cận thị, vẹo cột sống, gù lưng…
Xem thêm: Ghế thái công học cho trẻ em
Mua bàn học kiểu bàn ghế liền nhau
Bàn liền ghế chỉ là giải pháp nhất thời cho những bé nhỏ người. Khi bé phát triển hơn, bé cần bộ bàn ghế rời để không bị gò bó, ngồi thoải mái hơn và không vướng víu, gò bó như bàn ghế liền.
Xem thêm: Tại sao nên sử dụng bàn học chống gù cho trẻ em?
Chọn bàn ghế màu sắc quá nổi bật
Màu sắc mạnh như tím, đỏ… sẽ dễ gây mệt mỏi, chóng mặt nếu tiếp xúc lâu. Đồng thời, những màu sắc đó kết hợp với ánh đèn học sẽ dễ gây lóa đèn và ảnh hưởng rất không tốt đến mắt của bé nhà mình.
Xem thêm: Tư thế ngồi học đúng cho bé
Nếu không tránh khỏi những sai lầm khi mua bàn học cho con thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?
- Thoái hóa xương khớp: Ngồi bàn ghế không hợp với chiều cao bé trong thời gian dài sẽ làm bé hình thành thói quen ngồi sai tư thế ( cúi đầu, cong lưng…). Dần dà gây vẹo cột sống, đau nhức, gù lưng… và nặng hơn là thoái hóa cột sống cổ, làm co rút cơ ảnh hưởng rất xấu về thẩm mĩ, sức khỏe bé sau này.
- Bệnh về mắt: Theo khảo sát thì học sinh cận thị chiếm 60% – 80% sỉ số lớp, nguyên nân gây cận thị phần nhiều là do ngồi sai tư thế.
- Chán học: Tư thế ngồi không thoải mái sẽ làm bé cứ mãi loay hoay, không tập trung được, chỗ ngồi chật chội còn khiến bé tê tay chân, chóng mặt, đau đầu… Lâu dần làm bé mệt mỏi với việc ngồi vào bàn học.
Tham khảo xong bài viết trên, Smlife mong Quý phụ huynh có thể tránh khỏi những sai lầm khi mua bàn học cho con. Smlife sẽ quay lại với những sản phẩm và thông tin hữu ích. Cảm ơn quý vị bạn đọc đã luôn theo dõi Smlife.
Bài viết liên quan
Lợi Ích Và Các Tư Thế Ngồi Học Đúng Cho Bé
Một tư thế ngồi học đúng cho bé sẽ giúp chống cận, chống gù, tránh...
Th3
Giải Đáp “Tại Sao Nên Sử Dụng Bàn Học Chống Gù Cho Trẻ Em ?”
“ Tại sao nên sử dụng bàn học chống gù cho trẻ em ?” là...
Th3
Top 5+ Mẫu Bàn Làm Việc Đứng Đẹp Bền Giá Rẻ Mới Nhất 2023
Bàn làm việc đứng một sản phẩm hiện đại được thiết kế tương tự giống...
Th2
Top 6+ Mẫu Bàn Học Mini Được Ưa Chuộng Nhất 2023
Bạn là học sinh, sinh viên hay đối tượng phải thường xuyên đụng đến máy...
Th2
Top Mẫu Bàn Học Chân Sắt Giá Rẻ, Chất Lượng Và Đáng Mua
Bàn học chân sắt có lẽ là sản phẩm đã quá quen thuộc với nhiều...
Th2
Hướng Dẫn Chọn Bàn Học Đôi Cho Bé Mà Bố Mẹ Nên Biết
Hướng dẫn chọn bàn học đôi cho bé đang là điều mà nhiều bậc phụ...
Th2