Trà đạo Nhật Bản có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập vào Nhật Bản và giờ đây văn hóa trà đạo Nhật Bản là một trong những nét văn hoá truyền thống của xứ xở hoa anh đào. Ở bài viết này, Smlife sẽ giới thiệu đến bạn về nghệ thuật thưởng thức trà đạo và các mẫu bàn trà Nhật Bản được yêu thích nhất hiện nay.

Trà đạo Nhật Bản là gì?

tra-dao-nhat-ban-1.jpg

Trong tiếng Nhật trà đạo được gọi là Chanoyu, hoặc là Sadou. Văn hóa trà đạo Nhật Bản có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, ở thời Kamakura có một nhà sư tên Eisai đang mang trà đạo từ nhà Tống của Trung Quốc đến Nhật Bản.

Thuở ban đầu, trà xanh chỉ được xem là một loại dược liệu. Đến thời Muromachi thì văn hóa trà đạo mới phát triển vượt bậc ở quốc gia này, một nhà sư tên Murata Jukou đã lĩnh ngộ được Thiền và ông đã mở một phòng trà nhỏ, tĩnh lặng, đơn giản để thưởng trà.

Cách thưởng trà của Murata Jukou được giới quý tộc rất ưa thích, họ có các nghi thức đặc trưng để thưởng trà. Nhờ những nghi thức, quy luật đặc trưng nên trà đạo của Nhật Bản rất được ưa chuộng và nổi tiếng trên toàn thế giới.

Xem thêm: Mẫu bàn trà phòng khách

Ý nghĩa của trà đạo Nhật Bản

tra-dao-nhat-ban-2.jpg

Trà đạo không đơn thuần chỉ là việc thưởng thức một loại trà ngon, đắt tiền mà nó còn mang ý nghĩa giúp gột rửa tâm hồn người thưởng trà, giúp người thưởng trà buông bỏ mọi muộn phiền hòa mình hơn với thiên nhiên. Tinh thần trà đạo Nhật Bản được thể hiện qua 4 chữ: Hòa – Kính – Thanh – Tịnh, có nghĩa là:

  • Hòa: sự hòa hợp hài hòa giữa người thưởng trà và không gian thưởng trà. Mọi thứ dường như có một mối quan hệ khăng khít tạo được sợi dây nối giữa tâm hồn và không gian.
  • Kính: Kính chính là sự kính trọng đối với người pha trà (Trà Nhân), kính trọng những phút giây hiện tại.
  • Thanh: Sự thanh khiết, thánh thiện từ trong tâm hồn của người thưởng trà.
  • Tịnh: Đây là kết quả của Hòa, Kính và Thanh. Khi mọi thứ hòa hợp ở một mức độ nhất định, người thưởng trà sẽ có một trạng thái vui vẻ, an nhàn và hạnh phúc với mọi thứ.

Xem thêm: 59+ Mẫu bàn trà đôi đẹp, hiện đại

Những điều cần lưu ý trong trà đạo Nhật Bản

tra-dao-nhat-ban-3.jpg

Cách ngồi khi thưởng trà

Nguyên tắc các khách mời ngồi bên rìa của bàn trà, người pha trà sẽ ngồi giữa hướng đối diện cửa ra vào. Khi ngồi bạn có thể dùng tư thế thiền hoặc quỳ gối xếp chân lại, nếu bạn không quen thì hãy ngồi ở tư thế khiến bạn thoải mái nhất.

Cách pha trà và thưởng trà

  • Bạn cần phải thanh tẩy trà cụ (dụng cụ pha trà đạo Nhật Bản) trước khi pha bằng cách chần qua nước sôi, dùng một chiếc khăn sạch để lau khô.
  • Nhiệt độ nước thích hợp dùng để pha trà là từ 70 – 80 độ C, trước khi pha cần cho một lượng trà vừa phải vào chén và dùng chasen (dụng cụ khuấy) để khuấy trà đến khi hòa tan hết và bông bọt.
  • Mời khách thưởng trà, chén trà sẽ được Trà Nhân đặt lên chiếu, mặt của chén trà phải quay về phía đối diện với khách.
  • Khách thưởng trà nâng ly trà bằng tay bằng tay trái và giữ bằng tay phải, nên xoay mặt chính của chén trà ra trước để thể hiện sự tôn trọng. Nói cảm ơn và bắt đầu thưởng thức trà, đầu tiên nên nhấp nhẹ môi sau đó uống hết trà với 3 ngụm.

Kết thúc nghi thức trà đạo

Sau khi khách đã thưởng thức trà xong, các trà sư sẽ tiến hành rửa chén trà, các công cụ pha trà và tiễn khách.

Một số lưu ý khác trong nghi thức trà đạo

Trong quá trình trà nhân pha trà nên hạn chế nói chuyện riêng, yên tĩnh quan sát quá trình pha trà, cảm nhận không gian và tiếng động nhỏ phát ra khi pha trà: tiếng nước sôi, tiếng đánh trà,…để có thể tận hưởng được hết các giá trị về tâm hồn mà trà đạo mang lại.

Xem thêm: Mẫu bàn trà mặt đá

So sánh trà đạo Nhật Bản và trà đạo Trung Quốc

tra-dao-nhat-ban-4.jpg

Nhìn chung văn hóa trà đạo đều có mục đích giống nhau, đều hướng đến việc thưởng trà và thanh tẩy tâm hồn. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những nghi thức và văn hóa thưởng trà khác nhau:

Tư tưởng thưởng trà khác nhau

Trong trà đạo của Trung Quốc có tư tưởng lấy con người làm trung tâm, đề cao giá trị của con người. Thể hiện qua cách Trung Quốc đặt tên các dụng cụ trong bộ trà đạo.

  • Nắp của ấm pha trà người Trung gọi là thiên.
  • Phần đĩa lót chén trà gọi là địa.
  • Chén trà có ý nghĩa là con người là trung tâm của đất trời.

Với trà đạo Nhật Bản, người Nhật đề cao sự đơn giản và thanh tĩnh. Khi uống trà con người sẽ được hòa mình với thiên nhiên, có cảm giác bình yên, nhẹ nhõm hơn.

Quy tắc trà đạo Trung Quốc và Nhật Bản

Trà đạo của Trung Quốc đề cao các yếu tố chính: Khí – Thủy – Hỏa – Sự. Có thể hiểu đơn giản rằng:

  • Khí: Dụng cụ để thưởng trà.
  • Thủy: Nước pha trà – những nguồn nước sạch, tinh khiết nhất được lấy từ trên núi hoặc các con suối.
  • Hỏa là lửa để đun nước pha trà.
  • Sự ý chỉ người pha trà, thời điểm uống trà và người uống trà.

Với trà đạo Nhật Bản thì mọi thứ sẽ cầu kỳ hơn, muốn tổ chức một buổi trà đạo thì người Nhật cần chuẩn bị: Trà thất, trà cụ và trà phục. Chính sự tinh tế này trong trà đạo, nên trà đạo Nhật Bản là nét văn hóa rất đặc trưng mà không có nét văn hóa nào có thể thay thế được.

Các mẫu bàn trà đạo Nhật Bản được yêu thích nhất 2022

Trên thị trường Việt Nam hiện nay không khó để tìm mua một chiếc bàn trà đẹp, bàn trà đạo với nhiều kích thước, màu sắc giúp người tiêu dùng dễ dàng tốn ít thời gian chọn lựa. Smlife xin giới thiệu đến bạn thông tin các mẫu bàn trà đẹp, được nhiều người yêu thích nhất:

tra-dao-nhat-ban-5.jpg

Bàn trà thấp ngồi bệt

Bàn trà Nhật ngồi bệt là mẫu bàn trà đúng với tinh thần trà đạo của người Nhật, bàn trà được tạo ra từ gỗ tự nhiên nguyên khối. Màu sắc tự nhiên của gỗ, kiểu dáng giản dị, thanh lịch đem lại vẻ đẹp tự nhiên và ấm cúng cho căn phòng.

Bàn trà gỗ ngồi bệt gấp gọn

Thiết kế bàn trà 2 tầng với phần chân có thể gấp gọn khi không sử dụng, màu sắc gỗ tự nhiên và được phủ một lớp sơn bóng để tăng thêm phần sang trọng cho căn phòng. Thiết kế chắc chắn, mặt bàn dày dặn, tuổi thọ cao, phù hợp với tinh thần trà đạo Việt Nam.

Bàn trà ngồi bệt giá rẻ

Bàn trà Nhật mặt tròn giúp bạn tiết kiệm được không gian phòng khách, kiểu dán thiết kế sang trọng, bề mặt có thể được làm từ gỗ tự nhiên nguyên khối hoặc mặt kính. Chiều cao của bàn thấp, phù hợp với việc ngồi bệt nên bạn có thể mua thêm một chiếc thảm để mang đến sự đẳng cấp cho không gian và ấm cúng hơn khi quây quần cùng nhau.

Bàn trà đạo kiểu Nhật có ngăn kéo

Thiết kế bàn trà có thêm 2 ngăn kéo cót thể chứa được nhiều đồ như sách báo, tài liệu giúp tiết kiệm không gian nhà. Bạn có thể kết hợp bàn trà cùng một chiếc sofa thấp để tăng thêm tính hài hòa trong tổng thể không gian.

Bàn trà ngồi bệt kiểu Nhật kết hợp bàn ăn

Thiết kế 2 mặt xếp gọn độc đáo, có thể kéo ra và xếp xào một cách dễ dàng. Phần chân bà có thể tùy chỉnh độ cao khi mong muốn, đảm bảo đây là mẫu bàn trà đạo Nhật Bản mà bạn không thể chối từ.

Sự nổi bật của trà đạo Nhật Bản không chỉ nằm ở trà ngon mà còn nằm ở cái tâm của người pha trà và tâm hồn của người thưởng trà. Smlife chuyên cung cấp những mẫu bàn trà Nhật chính hãng, giá cả cạnh tranh nhất thị trường hiện nay, giúp bạn có thể tận hưởng không gian trà đạo Nhật Bản trong chính ngôi nhà thân yêu của mình.

Bài viết liên quan

Top Mẫu Ghế Công Thái Học Dưới 2 Triệu Đáng Mua Nhất 2023

Ghế công thái học luôn được nhiều người dùng đánh giá cao về lợi ích...

Top Ghế Công Thái Học Cho Trẻ Em Chất Lượng, Được Ưa Chuộng Nhất

Ghế công thái học cho trẻ em hiện nay nhận được rất nhiều sự quan...

Top 4+ Ghế Công Thái Học Dưới 1 Triệu Được Ưa Chuộng Nhất 2023

Hiện nay, có rất nhiều mẫu ghế công thái học dưới 1 triệu được cung...

Top Mẫu Nội Thất Văn Phòng Thông Minh Đẹp, Ấn Tượng Cho Doanh Nghiệp

Hiện nay, xu hướng thiết kế nội thất văn phòng thông minh đang được khá...

Xu Hướng Thiết Kế Nội Thất Văn Phòng Hiện Đại, Cập Nhật Cho 2023

Xu hướng thiết kế nội thất văn phòng hiện nay đang ngày càng được chú...

Phong thủy thiết kế văn phòng tốt, hiệu quả

Phong thủy thiết kế văn phòng thường được coi trọng, đặc biệt là đối với...

 

Tủ phòng tắm


Kệ nhà tắm


Tủ khăn tắm


Kệ đựng mỹ phẩm

 

Tin tức khuyến mãi


Chia sẻ kiến thức


Video review sản phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Icon menu Smlife (11)
Icon menu Smlife (10)

×